1. Tại sao làn da chúng ta có màu sắc?
Trong làn da của mỗi người đều chứa các tế bào hắc tố, mật độ hắc tố khác nhau sẽ khiến làn da của mỗi người có màu sắc khác nhau.
Làn da có nhiều hắc tố, da tối màu hơn.
Làn da có ít hắc tố, da sáng màu hơn.
Và khi tế bào hắc tố này bong khỏi làn da của chúng ta, sẽ khiến da mất sắc tố và trở nên trắng bạch. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạch biến.
2. Nguyên nhân khiến tế bào hắc tố bong khỏi da?
Các tế bào hắc tố trên da gắn với màng đáy của da bằng các phân tử, trong đó có protein alpha5beta1 (a5b1int) là cánh tay kết nối tế bào hắc tố với màng đáy da.
Khi protein này này bị biến đổi vì lý do nào đó, chúng sẽ mất tác dụng kết dính khiến tế bào hắc tố bong khỏi làn da của chúng ta. Đây có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạch biến.
3. Phân tử MIA có liên quan gì đến bệnh bạch biến?
Phân tử MIA (Melanoma Inhibitory Activity) là một phân tử nhỏ thường được tiết ra từ các tế bào u da ác tính, phân tử này không xuất hiện trong làn da bình thường.
Phân tử MIA này có thể liên kết và làm mất tác dụng dính – kết nối của protein a5b1int (cánh tay kết nối), làm tế bào hắc tố bong ra khỏi da, từ đó gây ra tình trạng bạch biến.
4. Nghiên cứu chứng minh mối quan hệ MIA và tình trạng bạch biến:
Nghiên cứu 1:
Thực hiện quan sát 10 mẫu mô da bạch biến (những mẫu mô được lấy trên những người không phát hiện bất kỳ khối u da nào ở hiện tại và trước đó). 10 mẫu mô bao gồm 9 mẫu da thể bạch biến lan toả và 1 mẫu da thể bạch biến không lan toả (2 phân loại của bệnh bạch biến).
Quan sát thấy:
- Tất cả 9 mẫu da bạch biến thể lan toả đền có chứa MIA
- 1 mẫu da bạch biến không lan toả duy nhất không chứa MIA.
Nghiên cứu này chứng minh phân tử MIA có xuất hiện trong bạch biến thể lan toả.
Nghiên cứu 2:
Một nghiên cứu khác trên 20 chú chuột với làn da có màu sắc.
Số chuốt chia làm 2 nhóm:
- Một số con chuột được tiêm nước muối pha Protetin MIA 1% vào vùng đuôi.
- Số còn lại chỉ tiêm nước muối đơn thuần vào vùng đuôi.
Sau nghiên cứu nhận thấy:
- Những chú chuột được đưa dung dịch chứa phân tử MIA vào cơ thể đều xuất hiện tình trạng giảm sắc tố và mất màu lông ở vùng tiêm, tăng dần qua mỗi lần tiêm
- Nhóm chuột chỉ tiêm nước muối không thấy xuất hiện tình trạng trên.
Nghiên cứu gợi ý liên quan giữa phân tử MIA và nguyên nhân gây mất sắc tố da.
5. Tiềm năng gì trong điều trị bạch biến?
Những kết quả nghiên cứu trên gợi ý phân tử MIA là một tác nhân hình thành bạch biến. Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu tạo ra các sản phẩm điều trị bằng cách ức chế phân tử MIA, rất tiềm năng trong điều trị bạch biến.
Sản phẩm REPIGMENT12 của hãng BELLA AURORA sản xuất có chứa những thành phần dựa trên cơ sở khoa học này. Thuốc được hãng nghiên cứu chứng minh có thể làm ngăn ngừa xuất hiện bạch biến mới và giảm các vết bạch biến cũ.
Bạch biến tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng lại tác động rất lớn tới sự tự tin của người mắc. Các nhà khoa học vẫn đang liên tục cập nhật và làm rõ cơ chế bệnh bạch biến, hứa hẹn nhiều tiềm năng cải thiện bệnh mới trong tương lai. Chúng ta cùng đón chờ nhé!
20.11.2021
BS Nguyễn Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23664187/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7472393/
1. Role of alpha5beta1 integrin and MIA (melanoma inhibitory activity) in the pathogenesis of vitiligo
2. Melanoma Inhibitory Activity (MIA) Is Able to Induce Vitiligo-Like Depigmentation in an in vivo Mouse Model by Direct Injection in the Tail